Glycerin là cái tên quen thuộc trong lĩnh vực làm đẹp hiện nay. Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng liệu Glycerin có độc không? Glycerin có tác dụng gì? Cùng Công ty Thiên Đại Phúc tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Để biết Glycerin có độc không, trước ta cần tìm hiểu xem đây là chất gì.
Glycerin hay còn gọi là propantriol, glycerin. propan-1,2,3-triol,... được biết đến là một loại rượu đa chức trihydroxy alcohol, thuộc dạng hợp chất không mùi, không màu, có vị ngọt và được hình thành nhờ sự liên kết giữa 3 nhóm – OH và gốc hidrocacbon (C3H5). Công thức Glycerin: C3H5(OH)3.
Hợp chất này đóng vai trò như một dung môi trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, công nghệ sản xuất dược, mỹ phẩm,...
Glycerin có cấu tạo gồm gốc hidrocacbon và 3 nhóm OH, được thể hiện cụ thể thông qua hình ảnh dưới đây:
Glycerin có những tính chất vật lý nêu sau:
Là chất lỏng, vị ngọt, không mùi và không màu.
Do có đến 3 nhóm OH trong cấu tạo phân tử nên Glycerin có tính chất tan vô hạn trong nước.
Glycerin có số Cas: 56-81-5.
Công thức phân tử của hợp chất này là C3H8O3.
Khối lượng phân tử là 92.09 g/mol.
Nhiệt độ đông đặc nằm ở mức 17.8°C.
Có tỷ trọng đạt 1.261 g/cm3.
Độ nhớt là 1.412 Pa.s và nhiệt độ sôi là 290°C.
**MUA NGAY: Muối soda ash light - Na2CO3 99%
Tính chất của Glycerin về mặt hóa học gồm có:
Có thể tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành phức chất dung dịch màu xanh thẫm, Natri, axit clohidrit theo các phản ứng tương ứng sau đây:
Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 → 2H2O + [C3H5(OH)2O]2Cu
C3H5(OH)3 + 2HCl = C3H5OHCl2 + 2H2O
6Na + 2C3H5(OH)3 → 3H2 + 2C3H5(ONa)3
Glycerin còn có tính phân cực.
Hiện nay, để điều chế Glycerin, chúng là có thực thực hiện theo một trong ba cách sau đây:
Đun nóng mỡ động vật hoặc dầu thực vật với dung dịch kiềm. Bằng cách này, chất béo sẽ bị thủy phân, sinh ra các axit béo, muối và Glycerin..
Tổng hợp từ quá trình sản xuất dầu Diesel bởi Glycerin là sản phẩm phụ (sản phẩm dư thừa) của quá trình này.
Thực hiện quy trình Epichlorohydrin từ Propylene. Cụ thể:
Đầu tiên, tiến hành Chlor hóa Propylene, tạo ra Allyl Chloride.
Oxy hóa Allyl Chloride với Hypochloride (công thức hóa học: ClO-), tạo thành Dichlorohydrin (công thức hóa học: Cl2-CH-CH2-OH).
Cho Dichlorohydrin phản với với một loại bazơ mạnh, tạo thành Epichlorohydrin (ECH).
Thủy phân ECH, thu được Glycerin.
Trong ngành công nghiệp thực phẩm, Glycerin được ứng dụng làm chất tạo ngọt nhân tạo, dung môi, chất giữ ẩm. Ngoài ra, chúng còn đóng vai trò là chất làm đặc trong rượu mùi bà chất độ trong những loại thực phẩm được chế biến sẵn, ít béo trên thị trường.
Với các ưu điểm nổi bật đối với việc làm đẹp như: không độc hại, có khả năng ngăn ngừa lão hóa cao, có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da hiệu quả, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, giúp làn da luôn được trong tình trạng sạch, đồng thời ngăn ngừa bức xạ tia UVA – UVB, người ta thường ứng dụng thành phần Glycerin trong mỹ phẩm, làm đẹp.
Ngoài ngành mỹ phẩm, công nghiệp thực phẩm ra thì Glycerin còn được ứng dụng trong các chế phẩm dược phẩm, y tế và chăm sóc các nhân với vai trò là phương tiện cung cấp chất bôi trơn, giữ ẩm.
Bên cạnh đó, Glycerin còn được tìm thấy trong thành phần của thuốc long đờm, giảm đau, kem cạo râu, nước súc miệng, kem đánh răng, xà phòng Glycerin, sản phẩm chăm sóc tóc và chất bôi trơn cá nhân gốc nước.
>>> BẠN CÓ BIẾT: Xút vảy NaOH 99% Trung Quốc là gì?
Vậy Glycerin có độc không? Trên thực tế, Glycerin là chất không có độc, ngược lại còn hoàn toàn an toàn đối với con người, đã được:
FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) bổ sung vào danh sách những thành phần an toàn GRAS (Generally Recognized As Safe) và cấp phép sử dụng trong những sản phẩm chăm sóc mắt, làm khô tai, thuốc bảo vệ da không cần kê toa.
CIR (Hội đồng Chuyên gia Đánh giá Thành phần Mỹ phẩm) thẩm định và xác nhận về tính an toàn.Đồng thời, Glycerin được nhận định không gây nên bất kỳ dấu hiệu nào của tác dụng phụ hay kích ứng.
Tuy lời gian đáp cho câu hỏi “Glycerin có độc không?” là không nhưng để đảm bảo an toàn, khi sử dụng hợp chất này bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:
Không sử dụng Glycerin cho một số trường hợp như:
Trẻ em dưới 6 tuổi.
Người đang mang thai hoặc trường hợp đang cho con bú.
Không được nuốt, tránh để Glycerin tiếp xúc trực tiếp với mắt.
Không sử dụng cho những người mẫn cảm hay dị ứng với Glycerin.
Bảo quản Glycerin trong các bình chứa được đóng chặt nắp và đặt ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm ướt cũng như tránh ánh sáng, nguồn nhiệt trực tiếp vì có thể gây cháy.
Không nên sử dụng hợp chất ở nồng độ cao trong điều chế mỹ phẩm, chỉ nên pha loãng với tỷ lệ được khuyến cáo là 2% – 4%. Điều này sẽ giúp giảm khả năng bết dính, bắt bụi bẩn ở da, tạo cảm giác thoải mái cũng như mang lại hiệu quả cao trong việc chăm sóc da.
Trên đây, Công ty Thiên Đại Phúc đã giúp làm rõ các về Glycerin, giải đáp thắc mắc “Glycerin có độc không?”, mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn! Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả sử dụng, việc tìm cho mình một đơn vị cung cấp uy tín, đáng tin cậy là hết sức quan trọng. Và Công ty Thiên Đại Phúc chính là lựa chọn tối ưu! Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline để được hỗ trợ thông tin chi tiết một cách nhanh chóng nhất!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH THIÊN ĐẠI PHÚC
***Tham khảo thêm Hoá chất xử lý nước bể bơi giá tốt hiện nay